Biến loài cây hoang dại đầy gai trên cát thành món ăn độc lạ
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 20.3.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Một vụ việc hành chính đang thu hút sự chú ý tại tỉnh Cà Mau. Sau gần một tháng tạm hoãn, sáng 19.3, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai giữa một lão thành cách mạng, là bà Huỳnh Kim Liên và UBND huyện Thới Bình.Kể từ ngày 17.3.2025, TP.HCM đã mở rộng thêm 22 địa điểm cấp đổi giấy phép lái xe ngay tại các phường. Chỉ trong ngày đầu tiên triển khai, đã có 386 hồ sơ được tiếp nhận tại các điểm mới này. Tuy nhiên thì người dân cần lưu ý rằng không phải phường nào cũng thực hiện thủ tục này.Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc vừa công bố báo cáo vào Ngày quốc tế hạnh phúc (20.3), cho thấy Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng hạnh phúc thế giới.Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, Việt Nam đứng thứ 46, một bước tiến đáng kể so với vị trí 54 của năm 2024 và vị trí 65 của năm 2023. Đáng chú ý, Việt Nam hiện chỉ đứng sau Singapore (vị trí 34) trong khu vực Đông Nam Á.Báo cáo này cũng chỉ ra rằng Việt Nam là một trong 19 quốc gia có chỉ số hạnh phúc tăng, và cùng với Philippines, Trung Quốc và Mông Cổ là các đại diện của châu Á trong nhóm này. Đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được kể từ khi báo cáo này được công bố lần đầu tiên vào năm 2012.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 21.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.Đề xuất gỡ vướng về pháp lý cho condotel, biệt thự biển
Lễ giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch; trong đó trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch được cử hành ngay thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Về mặt tâm lý, đó là lúc các gia đình người Việt chúng ta sẵn sàng gác lại hết những gì đã diễn ra một năm để mở đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới.Các chuyên gia văn hóa cho hay, người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới về với gia đình.Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói, có mười hai vị Hành khiển luân phiên nhau mỗi 12 năm kể từ năm Tý đến năm Hợi là, hết lượt lại quay trở lại năm Tý với vị Hành khiển của năm ấy. Người xưa quan niệm, Hành khiển có ông thiện ông ác. Có năm trời ra tai hạn hán lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch tễ nguy hại, là do sớ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn rỡ. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Thành hoàng Bổn cảnh và Thổ địa Thần kỳ.Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là gác lại hết những gì đã diễn ra trong năm cũ hay đem bỏ hết đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Sau khi cúng giao thừa, các gia đình bắt đầu cúng ông Địa (miền Nam) hay Thổ Công (miền Bắc) và chuẩn bị ăn tết.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, sau khi cúng giao thừa, việc ăn hay chơi giao thừa gần đây mới được nhắc đến. Người Việt xem trọng ngưỡng ban đầu, cho rằng đầu xuôi đuôi lọt nên thời khắc đầu tiên của năm mới (giao thừa) rất được coi trọng, trở thành một cái "ngưỡng" tâm lý và cả góc độ tâm linh. Vào thời khắc này, người Việt có xu hướng tạm gác lại hết mọi bộn bề của cuộc sống, những cái làm được và chưa làm được của năm qua, tạm quên đi vai trò xã hội cá nhân để dành thời gian bên gia đình mình, trong sự cộng cảm giữa thế giới hôm qua (qua hình ảnh ông bà tổ tiên và truyền thống gia đình) và hôm nay (sự đoàn tụ các thành viên gia đình). Trong gia đình những ngày này ngập tràn yêu thương, gắn bó, mối quan hệ ruột thịt.Đây cũng là thời khắc các thành viên trong cùng một gia đình quây quần bên nhau ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa mình và các thành viên xung quanh, và hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ở các vùng nông thôn trước đây, các gia đình còn có thói quen cùng nhau xem ti vi, kể chuyện, nghe nhạc bên mâm cỗ giao thừa. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ngày trước, người Việt đón giao thừa gắn liền với không khí ấm cúng gia đình, ai nấy cũng chờ đợi giao thừa để kéo gần sự cộng cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó, mọi người có xu hướng đoàn tụ bên gia đình, không đi ra ngoài vào đêm giao thừa. Con cái khi trưởng thành, có gia đình riêng cũng tranh thủ về quê đón tết cùng cha mẹ, cùng nhau đón giao thừa, một mặt tìm kiếm cảm giác ấm cúng, hạnh phúc bên bố mẹ mình, mặt khác cũng muốn tạo dựng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp cho con cái mình. Cứ như vậy, truyền thống được tiếp nối, các thế hệ người Việt Nam lớn lên lại làm theo ký ức tuổi thơ, đến khi làm bố, làm mẹ không quên học hỏi bố mẹ mình để truyền lại cho con. Những ai vì nhiều điều kiện khách quan không thể về đón giao thừa và ăn tết với gia đình, chẳng hạn những người lính ở biên cương - hải đảo, kỹ sư và công nhân làm việc ở công trường, những người đi làm ăn xa xứ và đặc biệt là đang học tập, làm việc ở nước ngoài chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết những thiệt thòi của chính mình.Trong cuộc sống hiện đại, ngoài xã hội có nhiều hoạt động mang tính tương tác cộng đồng như bắn pháo hoa, tổ chức đêm nhạc hội mừng năm mới… Các hoạt động này thu hút một số người trẻ thay vì ở nhà đón giao thừa lại cùng nhau ra phố ngắm pháo hoa hay tham gia vào một buổi nhạc hội với bạn bè.Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ nhìn nhận, điều này có thể làm thay đổi về quan niệm đoàn tụ gia đình thời khắc giao thừa, nhưng càng ngày người ta càng chấp nhận nó. Ngày trước, người Việt quan tâm việc cả gia đình phải ở bên nhau trong thời khắc giao thừa, cùng nhau vượt "ngưỡng" trừ tịch, nhưng càng về sau nhiều gia đình cho phép con cái nam nữ thanh niên xuống phố với bạn bè. Có thể nói, không khí đoàn tụ gia đình đêm giao thừa đã mở rộng ra thành một phạm trù rộng lớn hơn: không gian hội tụ và cộng cảm xã hội. Vì vậy, nhiều thanh niên không đón giao thừa ở nhà mà tập trung đông đúc ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để cùng ngắm pháo hoa và đón giao thừa với chúng bạn và những người xung quanh cũng có ý nghĩa của nó, đó là một cảm xúc xã hội được thăng hoa, khi những người trẻ không quen biết xích lại gần như y hệt như một đại gia đình vậy."Đương nhiên việc đón giao thừa ngoài phố không thể nào có được cảm giác thiêng liêng như khi đón giao thừa bên gia đình, nơi cả nhà cùng cảm thụ được sự ấm cúng và hạnh phúc trọn vẹn dưới sự mầu nhiệm của sự chuyển giao đất trời và trong sự kết nối tinh thần với tổ tiên ông bà của nhiều thế hệ trước. Đó cũng chính là lý do nhiều bậc cao niên không muốn cùng con cháu đi du lịch xa nhà trong dịp tết", nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.
NSƯT Việt Anh yêu ‘tiểu tam’ trong ‘Chúng ta của 8 năm sau’
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.
Năm 2019, việc cô Trần Thị Thúy (Trường THPT Đức Hợp, H.Kim Động, Hưng Yên) được vinh danh là một trong 50 giáo viên toàn cầu, từ hơn 10.000 ứng viên trên thế giới, gây chú ý đặc biệt trong ngành giáo dục. Giải Global Teacher Prize của cô Thúy là giải thưởng danh giá được trao bởi Quỹ Varkey và UNESCO cho các giáo viên xuất sắc trên toàn thế giới. Giải thưởng vinh danh những nhà giáo có đóng góp đặc biệt cho nghiên cứu xuyên quốc gia và cho cộng đồng học sinh.Lần đầu tiên Thúy tiếp xúc với tiếng Anh là hồi lớp 6. Những năm THCS còn lại, cô và các bạn không được học tiếp môn này do trường thiếu giáo viên. Một người anh họ là sinh viên đại học ở Hà Nội khi về chơi đã tặng cô cuốn tạp chí song ngữ. Trong đó, cô tìm thấy những kiến thức thú vị nên tự mày mò học tiếng Anh… Đó là cơ duyên để cô Thúy nhận ra niềm yêu thích đối với tiếng Anh và nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo dạy môn học này.Vốn là học sinh của Trường THPT Đức Hợp (H.Kim Động, Hưng Yên), sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cô Thúy trở về trường cũ công tác và đặt mục tiêu đổi mới trong phương pháp dạy học. "Tôi tự hỏi, nếu bản thân áp dụng những nội dung và phương pháp mình được học hồi năm 2002 - 2005 cho hàng chục năm sau thì liệu có còn phù hợp hay không, khi mà điều kiện, phương tiện học tập của học sinh ngày nay đã khác quá nhiều so với thời của tôi? Tôi bắt đầu tự đổi mới bằng việc hoàn thành khóa học chuẩn giáo viên ngoại ngữ theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 của Sở GD-ĐT Hưng Yên. Với mong muốn duy trì khả năng mà mình có được, tôi lên mạng tìm những video học tiếng Anh để tự bồi dưỡng…", cô Thúy chia sẻ.Đối mặt thực trạng học trò còn gặp nhiều khó khăn với kỹ năng nghe, nói tiếng Anh, cô Thúy đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, nhưng kết quả vẫn chưa đạt mong đợi. Không nản lòng, cô tìm kiếm những cách dạy tạo hứng thú cho học sinh, ứng dụng công nghệ vào bài giảng, tổ chức các tiết học kết nối qua Skype để học sinh giao tiếp với người dân các nước khác, học theo dự án…Từ cách đây cả chục năm, học sinh của cô Thúy ở Trường THPT Đức Hợp đã được kết nối với lớp học ở Nhật Bản, Ai Cập, Philippines, và có những chuyến đi thực tế ảo đến các vườn quốc gia của Mỹ, nơi mà cô trò trước đó chỉ thấy được qua những hình ảnh trên sách giáo khoa. Khỏi phải nói, học sinh của cô vô cùng hứng thú và tiến bộ rõ rệt về khả năng giao tiếp tiếng Anh sau những giờ học như vậy.Sau giải thưởng lớn năm 2019, cô Thúy nhận được nhiều lời mời làm việc hấp dẫn nhưng cô vẫn quyết định gắn bó với học trò ở "trường làng" để giúp những đứa trẻ xung quanh mình có điều kiện học tập tốt hơn. "Nếu ai cũng bỏ đi tới những nơi có điều kiện tốt hơn trong khi thế giới đang ở nền công nghiệp 4.0 với những khái niệm phổ biến như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, internet vạn vật (IoT)…, thì những đứa trẻ ở nơi xa xôi sẽ thiệt thòi hơn bạn cùng trang lứa. Giáo viên nên là người kết nối để thế giới gần hơn với học trò của mình", cô Thúy tâm niệm.Cất kỹ những chứng nhận giải thưởng, những kỷ niệm đẹp lấp lánh, cô Thúy tiếp tục cần mẫn đi dạy, tiếp tục yêu thương bọn trẻ ở "trường làng" nhỏ bé của mình. Cô tâm sự: "Điều lớn nhất tôi có được là tiếp tục cùng học sinh đi trên hành trình tri thức, tiếp tục nhìn thấy nụ cười trên môi các em và thấy các em trưởng thành từng ngày…Mỗi ngày, mỗi giờ học, mỗi mùa học, "cô giáo cháu" (cách xưng hô dí dỏm của cô Thúy - PV) luôn làm mới mình để cô trò có thêm cảm hứng trong dạy và học. Không dừng lại ở những lớp học xuyên biên giới, cô Thúy cùng học trò luôn có những dự án học tập để mỗi phần tìm tòi, khám phá, trình bày của các em là cơ hội giúp học sinh thêm yêu thích tiếng Anh, phát triển khả năng, vượt qua giới hạn của bản thân…Cô Thúy còn lập ra một kênh đăng tải các video do cô thực hiện để hướng dẫn học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 tự học tiếng Anh với tên "Learning English with Cô giáo làng". "Sau khi hoàn thành công việc ở trường, ríu rít lên lớp online cùng tụi nhỏ, "cô giáo cháu" lại ngồi trong phòng làm việc để dựng bài giảng cả sáng, cả chiều, có khi cả tối vào mùa hè. "Cô giáo cháu" hình dung ra các bạn học sinh, và biết đâu là cả phụ huynh, khi xem các video này cùng chăm chú lắng nghe, phát âm lại chính xác các từ và chia sẻ niềm vui cùng cô giáo…", cô Thúy hạnh phúc nói.
Cú sốc 12 loạt penalty, U.23 Indonesia tạo địa chấn loại Hàn Quốc, lần đầu vào bán kết
Bệnh nhân cảm thấy mặc cảm khi giao tiếp và gặp gỡ người khác vì sợ người khác có thể phát hiện và đánh giá xấu về mình. Về nhà, bệnh nhân không dám quan hệ tình dục với vợ vì sợ lây bệnh cho vợ và dẫn đến bị phát hiện.